Do tranh giành quyền lực triều chính, người anh ruột của ông đã dùng thủ đoạn tàn nhẫn, đẩy ông đến bước đường cùng, tha phương cầu thực. Chính những ngày tháng cơ cực nơi rừng sâu, ông được thần linh ban cho nghề đàn hát. Tiếng lành đồn xa, giọng hát, tiếng đàn của ông bay đến triều đình.
Ông được vời vào cung đúng ngày 22-2 (Âm lịch) và mọi nỗi oan khiên của ông đã được tỏ bày. Tưởng nhớ công ơn vị thái tử, những người hành nghề hát xẩm đã lấy ngày này làm ngày giỗ tổ nghề. Cho tới giữa thế kỷ XX, lễ giỗ vẫn được tổ chức thường niên tại Hà Nội. Do chiến tranh, thời cuộc, lễ giỗ tổ nghề xẩm đã bị gián đoạn. Bắt đầu từ năm 2005, Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam đã khôi phục lại nghi lễ này, đồng thời đưa hát xẩm trở lại với đời sống người dân Thủ đô.
Yên Vân
Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012
Tai hien Le gio to nghe hat xam
ANTĐ - Sáng mai, 14-3, lễ giỗ tổ nghề hát xẩm sẽ được tái hiện tại Khu di tích lịch sử đình - đền Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội theo đúng với nghi thức truyền thống, tưởng nhớ ông tổ nghề, Trần Quốc Đĩnh. 700 năm trước, trong dân gian đã lưu truyền câu chuyện về Trần Quốc Đĩnh - thái tử nhà Trần. Theo www.baomoi.com
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét