Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Ly Nha Ky cuỡi voi vuot suoi

Người đẹp "Kiều nữ và đại gia" thích thú khi được trải nghiệm cảm giác ngồi trên lưng voi vượt suối và đi dạo trên những con đường ở Buôn Đôn.

>> Lý Nhã Kỳ cùng 'mẹ nuôi tỷ phú' đi từ thiện
>> Lý Nhã Kỳ 'lạc' vào động Thiên Cung

Lý Nhã Kỳ vừa có chuyến đi từ thiện tại Buôn Đôn - Buôn Mê Thuột trong vai trò Đại sứ Du lịch. Cô đã đến thăm và trao quà cho nhiều gia đình khó khăn tại các buôn, làng.

Nhằm quảng bá cho du lịch nơi đây, người đẹp vượt qua cảm giác sợ hãi để ngồi trên lưng voi và đi dạo quanh những con đường làng yên bình.

Lý Nhã Kỳ chia sẻ, ngồi trên lưng voi rất chông chênh vì cô sợ sẽ ngã xuống đất.

Khi băng qua con suối, người đẹp phim "Gió nghịch mùa" bám chặt tay vào ghế và la hét không ngừng.

Trải nghiệm thú vị này là một kỷ niệm khó quên đối với Lý Nhã Kỳ. Trong thời gian ở Buôn Mê Thuột, cô cũng tranh thủ ghi lại nhiều hình ảnh đẹp để giới thiệu đến bạn bè quốc tế.

Mặc dù khá bận rộn với việc kinh doanh trang sức nhưng nàng "kiều nữ" vẫn dành nhiều thời gian để thực hiện nghĩa vụ của Đại sứ Du lịch.

Ảnh : Alec

Tin liên quan

Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Ngỡ ngang rung nguyen sinh hang nghin tuoi tren... con cat

(Dân Việt) - Những ai đến thôn Đông Dương (Hải Dương, Hải Lăng, Quảng Trị) sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy khu rừng nguyên sinh có tuổi thọ hàng nghìn năm tồn tại nguyên vẹn trên những cồn cát trắng.

Cảnh bồng lai trong làng

Thật hiếm có một khu rừng nguyên sinh nào trên dải đất miền Trung mà còn nguyên vẹn như khu rừng tại thôn Đông Dương này. Khu rừng rộng trên 15ha, lưu giữ nhiều loài cây gỗ quý, mít nài, trâm ná, trâm vang, song mã (nhóm 4)… Cây ở đây có đường kính từ 30cm - 1,5m.

Cây lộc vừng thuộc nhóm cây cảnh có tuổi thọ hàng trăm năm.

"Ngày xưa khi còn ở độ tuổi chăn trâu, chăn bò, bọn tui thường leo trèo lên những cây này để chơi trốn tìm hay hái trái của nó để ăn… Bây giờ đã 80, 90 tuổi rồi, mỗi lần lên rừng vẫn thấy chúng to chừng ấy" - cụ Lê Tu (làng Đông Dương) cho biết. Theo cụ Tu, khi cụ còn nhỏ đã nghe ông bà kể về khu rừng này. Có khi khu rừng đã tồn tại cả nghìn năm.

Khu rừng cũng có nhiều loại cây dược liệu quý, như đỗ trọng, quế, dâm dương hoắc, nắp ấm, hổ cốt… mọc thành từng cụm khác nhau.

Xen kẽ giữa những vạt rừng là hai hồ nước tạo nên phong cảnh hữu tình cho người dân xứ cát Đông Dương. Sát bờ hồ là những dãy rừng tràm ngập nước hầu như chưa có bàn tay con người chặt phá, nơi đây mời gọi nhiều loại chim, cò, vạc, sếu… về trú ngụ hàng năm. Trong rừng cũng có nhiều loài động vật quý hiếm, như sóc, cáo, thỏ, rắn...

Giữ rừng bằng "luật làng"

"Để bảo vệ rừng, hàng năm thôn tổ chức những buổi họp làng để người dân trong thôn bầu ra một đội bảo vệ rừng nằm dưới sự chỉ đạo của trưởng thôn và già làng trong thôn" - ông Trần Xuân Tình – Trưởng thôn Đông Dương, cho biết. Đội bảo vệ rừng là những người có uy tín, có trách nhiệm cao và tự nguyện tham gia công việc giữ rừng này. Khi rừng bị chặt phá, họ là người bị khiển trách và chịu phạt đầu tiên.

Những ai phá rừng đều bị phạt nặng. Vào năm 2000, bà H.T.P - con dâu của một lãnh đạo thôn có lấy một cây gỗ đã khô rụi trong rừng về làm củi. Sau khi biết được sự việc, thôn không phạt bà P mà bắt bố chồng của bà phải mua một mâm cau trầu đem đến đình làng để tạ tội và xin lỗi thôn dưới sự chứng kiến của đông đảo người dân trong thôn.

"Nếu xử phạt vài chục kg thóc hay vài trăm nghìn đồng thì theo thời gian người ta sẽ lãng quên rồi lại tái phạm. Còn với hình thức xử phạt như trên thì mọi người sẽ nhớ mãi và không ai còn dám vi phạm nữa" - ông Phan Văn Quang - Chủ nhiệm HTX Đông Dương, cho biết.

"Thôn Đông Dương của chúng tôi nằm ngay dưới chân núi cát, nếu không giữ được khu rừng tự nhiên trên e rằng ngôi làng đã bị vùi lấp trong cát từ lâu".

Cụ Trần Hoàng (87 tuổi)

Ngoài việc bảo vệ rừng tự nhiên vốn có, hàng năm thôn phát động nhiều chương trình trồng cây gây rừng và đã thu hút được nhiều đoàn, hội tham gia, như phụ lão, nông dân, thanh niên, cán bộ HTX cùng với nhiều gia đình trong thôn.

Vì vậy cho đến nay khu rừng tự nhiên tại thôn Đông Dương không những không bị tàn phá mà ngày càng được phủ xanh thêm tạo thành "lá phổi" điều hòa và che chắn cho ngôi làng được bình yên, an toàn trong những mùa mưa bão.

Những già làng trong thôn thường dùng câu thành ngữ "Rừng tàn thì làng mạt" để răn đe con cháu không được phá rừng. Muốn bảo vệ làng thì trước tiên là phải bảo vệ rừng.

Vĩnh Định


Theo www.baomoi.com

Ve Vinh Linh nghe chuyen trang Vinh Hoang

Ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) có một làng quê nổi tiếng thu hút đông đảo du khách gần xa không thua kém gì các di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của vùng đất này như Địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương, bãi tắm Cửa Tùng... Đó là làng trạng Vĩnh Hoàng.

Nhà thơ Ngô Minh ở Huế, trong một lần cùng tôi về thăm quê ngoại Vĩnh Linh đã có bài thơ "Nghe chuyện trạng Vĩnh Hoàng" đọc lên rất... Vĩnh Hoàng, rất mời gọi:

…Bom hất sang sông đỡ tốn tiền đò
Đi bứt tranh, bứt nhầm đuôi cọp
Người kể chuyện quả quyết rằng có thật
Ai không tin xin mời đến làng tôi…

Sính thời, nhà nghiên cứu văn học Võ Xuân Trang cũng đã về đây sưu tầm và xuất bản cuốn "Chuyện trạng Vĩnh Hoàng". Thời chưa chia tách tỉnh Bình - Trị - Thiên, Sở Văn hóa - Thông tin Bình Trị Thiên còn tổ chức hẳn một hội nghị chuyên đề đặc biệt về "chuyện trạng Vĩnh Hoàng". Và quả thật, mấy chục năm nay, rất nhiều du khách, học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu văn hóa đã đến với làng trạng Vĩnh Hoàng để được đắm mình trong tiếng cười sảng khoái, lạc quan, yêu đời đến độ không thể tin được của người dân nơi đây.

Thực ra, cái nôi của chuyện trạng là làng Huỳnh Công, nay thuộc xã Vĩnh Tú. Làng Huỳnh Công xưa có ba thôn: Huỳnh Công Đông, Huỳnh Công Tây, Huỳnh Công Nam . Năm 1949, xã Vĩnh Hoàng được thành lập, trong đó có ba thôn của làng Huỳnh Công, nên chuyện trạng Huỳnh Công được gọi chung là chuyện trạng Vĩnh Hoàng. Ngày nay, xã Vĩnh Hoàng đổi tên thành xã Vĩnh Tú, nhưng "chuyện trạng Vĩnh Hoàng" vẫn sống mãi trong tâm khảm người dân Vĩnh Linh, trở thành một "thương hiệu" của người dân làng Huỳnh Công.

Có thể nói, ở làng Huỳnh Công hầu như ai cũng biết kể chuyện trạng. Ngoài tài năng ứng tác nên những chuyện từ thực tế cuộc sống, người dân nơi đây còn được "trời phú" cho giọng nói nặng và thổ ngữ địa phương đặc trưng nên chỉ cần mở lời là tạo nên sự ngộ nghĩnh lôi cuốn khác lạ, làm cho câu chuyện bịa cứ như thật, không tin không được.

Điều thú vị, chuyện trạng Vĩnh Hoàng xuất phát từ thực tế hằng ngày, được cường điệu, hư cấu một cách có lý, nên dẫu là chuyện trạng vẫn phản ánh một phần cuộc sống gian khổ, hy sinh, mất mát nhưng cũng tràn đầy lạc quan của đất và người Vĩnh Linh qua từng giai đoạn lịch sử. Chuyện bao giờ cũng đem lại cho người nghe nụ cười sảng khoái, lạc quan yêu đời hơn. Như chuyện "Bom hất sang sông" kể về anh chàng đi ăn giỗ bên kia bờ Bến Hải, nhưng không có tiền qua đò, chiều về vợ hỏi qua sông bằng cách nào, anh chàng bèn kể cho vợ nghe diệu kế qua sông bằng cách khiêu khích máy bay Mỹ ném bom bên bờ Bắc để hất sang bờ Nam, ăn uống xong lại thách máy bay ném bom bờ Nam để hất ngược lại bờ Bắc, đỡ mất tiền đò mà lại được bữa giỗ no nê. Hay chuyện "Lỡ một buổi cày" nói về anh nông dân từ rất sớm dắt bò đi cày, nhưng mãi về sau mới ngã ngửa là mình đang cày bằng… con cọp. Chuyện "Bắt bọp" thì ca ngợi dưa hấu của người Vĩnh Hoàng to đến mức cả đàn quạ chui vào ruột khoét dưa ăn mà "giết đến mỏi tay không hết" đàn quạ. Hay chuyện "Chấy đạn" ca ngợi sự lạc quan của người Vĩnh Hoàng trong chiến tranh. Một ông lão bị máy bay Mỹ bắn như vãi đạn vào đầu, về nhà thấy ngứa ngỡ là chấy, bảo vợ đem lược ra chải, chải xuống thì toàn đầu đạn cắm trên da đầu gây ngứa. Hay nói về sự ngon và bở của khoai lang Vĩnh Hoàng, nhà nào khi đem ra mời khách ăn khoai cũng kèm theo chiếc kính đeo mắt. Khách ngỡ ngàng không hiểu chuyện gì, thì chủ nhà bảo cứ đeo vào để khi ăn khoai, bột không bay vào mắt…

Tuy nhiên, để thẩm thấu được cái hay, cái thú vị của câu chuyện, phải nghe chính giọng người dân Huỳnh Công kể mới đã. Xin ghi lại nguyên văn câu chuyện "Lỡ một buổi cày":

"Bữa nớ nhà có mấy đám ruộng, tui muốn đi cày sớm nên dặn vợ chuẩn bị cơm nác (nước) để đi cày. Trời đã sáng chi mô, vợ tui đã làm sẵn cho một "bù nác" chè đặc với một mo cơm nếp xáo với khoai, mùi bay ra nghe thơm phức. Tui khoái quá, liền lùa bò đi một mạch ra tận rú Ông Đồn. Thấy trời vẫn chưa sáng tui cho bò ăn một chặp. Tui nghĩ trong bụng: Phải cày cho sớm, không thì sáng ra trời nóng lắm. Tui liền bắt bò đi cày, sờ từng con thấy con mô con nấy cũng láng cả, không biết con nào là con Ô con nào là con Dề. Tui mới bắt hai con vô cày. Mới đầu hắn đi rất mau, tui vừa đi vừa chạy mới kịp theo hắn. Lạ! Sao mà hắn đi mau dữ rứa? Hay là hắn được ăn thêm bữa khuya nên có sức đi mau! Chỉ mới loáng mà tui đã cày xong một vạt ruộng. Qua vạt thứ hai tui mới cày được mấy đàng tự nhiên hắn dừng lại không chịu đi nữa. Tui dạo tắc hắn cũng không đi, dạo rì hắn cũng ỳ ra. Tức máu quá tui mới quất cho mấy roi, hắn lồng lên làm cái cày đâm sâu xuống đất nghe kêu rắc rắc. Tui nói: Con bò Dề sáng ni răng mà trở chứng? Rồi hắn xây cái mặt lại với tui. Chằm vằm ra như cái mâm. Trời đã sáng tỏ, rõ ràng đây là cọp đực chứ có phải là bò Dề mô? Tui nói: Con cọp ni báo hại tau rồi. Sẵn cái rựa tui chặt một nhát làm cái niệt cày đứt làm đôi, tháo cho cọp chạy. Lão lủi một mạch lên rú Ông Đồn mà không dám ngoái cổ lại. Rứa là hắn đã làm tui lỡ mất một bữa cày!".

Ở làng Huỳnh Công hiện nay, có rất nhiều người kể chuyện trạng có tiếng, đặc biệt là những người có tuổi, vì họ còn giữ được giọng nói và thổ ngữ nguyên bản địa phương. Trong đó nổi tiếng một thời có ông Trần Hữu Chư. Ông Chư không chỉ kể chuyện hay có tiếng, mà còn tự mình sưu tầm ghi chép tập hợp chuyện trạng của cả làng và tự học vẽ tranh minh họa hết sức sinh động cho các câu chuyện trạng của làng. Những bức tranh của ông hiện trưng bày trong nhà Văn hóa thôn, trở thành một địa chỉ văn hóa độc đáo cho những ai muốn nghe và tìm hiểu về làng trạng Vĩnh Hoàng.

Có lẽ chính vì sự độc đáo của một làng quê với những câu chuyện trạng vô tiền khoáng hậu như thế, nên người ta vẫn bảo nhau: "Đến Vĩnh Linh mà chưa nghe chuyện trạng Vĩnh Hoàng coi như chưa đến Vĩnh Linh". Và quả thật, đến với làng trạng Vĩnh Hoàng mới thấy hết giá trị, sức mạnh tiếng cười trên vùng đất một thời đau thương, một thời oanh liệt mà người dân nơi đây nói riêng và Vĩnh Linh nói chung đã trải qua. Đúng như nhà thơ Ngô Minh đã viết: "Vĩnh Linh ơi từ địa đạo bước lên/ Tưởng trắng rợn một màu tang trắng/ Ai ngờ dưới tro những câu chuyện trạng/ Lại lên xanh lấp lánh mắt cười…".

Vâng, chuyện trạng Vĩnh Hoàng giờ đây đã trở thành đặc sản văn hóa độc đáo, được nhiều người biết đến, đúng như người dân làng trạng nói: Đến Vĩnh Linh mà chưa nghe chuyện trạng Vĩnh Hoàng coi như chưa đến Vĩnh Linh…"


Theo www.baomoi.com

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Cu ba tai Ben Tre lap ky luc ve mai toc dai hon 5m

Điều đặc biệt là từ năm 19 tuổi, bà Định (thường gọi là cô Tư) đã ngừng hoàn toàn việc cắt tóc, gội đầu cho đến nay.

Cu ba tai Ben Tre lap ky luc ve mai toc dai hon 5m





Nhiều năm gần đây, lượng khách tham quan chùa Huệ Phước tăng đột biến, chủ yếu do những lời đồn thổi về người phụ nữ có mái tóc dài kỳ lạ này.

Theo Đại đức Thích Trí Đức, trụ trì chùa Huệ Phước, khách đến thăm chùa nhiều nhất vào tháng Một, tháng Hai Âm lịch hàng năm, lúc cao điểm lên đến 400-500 khách/ngày. Vào mỗi dịp cuối tuần các tháng còn lại trong năm, con số này cũng khoảng trên dưới 200 người/ngày.

Có rất nhiều lời đồn thổi về bà Định, chủ yếu từ những người nơi xa đến. Nhiều người tin rằng bà lão có phép lạ xuất phát từ mái tóc bạc trắng, luôn giữ vẻ thơm tho cho dù đã gần 60 năm bà không hề gội lần nào.

Nhiều lời đồn thổi đã gây ảnh hưởng xấu đến chùa và bà Định. Việc hàng trăm người đến thăm, quan sát, cố tình chạm vào mái tóc… khiến bà cảm thấy rất mệt mỏi.

Bên cạnh đó, trật tự tại chùa cũng trở nên phức tạp do nhiều hoạt động mê tín dị đoan. Sư thầy trụ trì cũng cho biết nhiều người lợi dụng bà Định để bán vé cho khách tham quan, chủ yếu đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành Đông Tây Nam bộ.

Bà Định là một phụ nữ ít nói, có gương mặt phúc hậu. Bà chỉ có hai yêu cầu là đừng chụp ảnh, quay phim và đừng chạm vào mái tóc mình.

Ông Phan Thành Nhân, Trưởng Công an xã Bình Thành, khẳng định "cô Tư tóc dài" là một người phụ nữ bình thường, không có khả năng gì đặc biệt ngoài việc lạ lùng là cô không cắt tóc, gội đầu từ năm 19 tuổi đến nay./.

Hưng Thịnh (TTXVN)

Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Tai hien Le gio to nghe hat xam

ANTĐ - Sáng mai, 14-3, lễ giỗ tổ nghề hát xẩm sẽ được tái hiện tại Khu di tích lịch sử đình - đền Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội theo đúng với nghi thức truyền thống, tưởng nhớ ông tổ nghề, Trần Quốc Đĩnh. 700 năm trước, trong dân gian đã lưu truyền câu chuyện về Trần Quốc Đĩnh - thái tử nhà Trần.

Do tranh giành quyền lực triều chính, người anh ruột của ông đã dùng thủ đoạn tàn nhẫn, đẩy ông đến bước đường cùng, tha phương cầu thực. Chính những ngày tháng cơ cực nơi rừng sâu, ông được thần linh ban cho nghề đàn hát. Tiếng lành đồn xa, giọng hát, tiếng đàn của ông bay đến triều đình.

Ông được vời vào cung đúng ngày 22-2 (Âm lịch) và mọi nỗi oan khiên của ông đã được tỏ bày. Tưởng nhớ công ơn vị thái tử, những người hành nghề hát xẩm đã lấy ngày này làm ngày giỗ tổ nghề. Cho tới giữa thế kỷ XX, lễ giỗ vẫn được tổ chức thường niên tại Hà Nội. Do chiến tranh, thời cuộc, lễ giỗ tổ nghề xẩm đã bị gián đoạn. Bắt đầu từ năm 2005, Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam đã khôi phục lại nghi lễ này, đồng thời đưa hát xẩm trở lại với đời sống người dân Thủ đô.

Yên Vân


Theo www.baomoi.com

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Nhung buc anh an tuong nhat thang 2

(Zing) - Nụ cười hạnh phúc của cặp vợ chồng già trong ngày kỷ niệm 50 năm ngày cưới, con sâu bướm đậu trên đầu của que diêm nhỏ xíu... là những hình ảnh đẹp nhất tháng 2 do National Geographic bình chọn.
National Geographic

>> 10 bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất tháng 1

Những đấu sĩ Kalaripayattu đang bay trong trận đấu kiếm tại một chương trình biểu diễn ở Kerala, Ấn Độ. Đây là môn võ được coi là lâu đời nhất trên thế giới, đã có cách đây khoảng 3.000 năm.

Emma Echols đang bế chú cún cưng tại một show trình diễn dành cho loài chó tại câu lạc bộ Westminster Kennel ở thành phố New York (Mỹ).

Gió cuốn phăng những chiếc mũ đội đầu của một số người đến cầu nguyện ở dãy núi Mount of Olives, Jerusalem.

Hình ảnh bắc cực quang chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế.

Hai người chạy vội vào nhà trú trong một cơn mưa mùa hè bất chợt tại Chicago.

Thoạt nhìn tưởng đây là hình ảnh của một đường ánh sáng chạy qua sa mạc, nhưng thực chất đây là đường đi của một viên đạn đang được thử nghiệm tại Sandia National Laboratories, New Mexico (Mỹ).

Một khu vực bỏ hoang giờ trở thành hòn đảo bằng bê tông, và là nơi sinh sống của nhiều người. Hòn đảo này nằm trên sông Yamuna tại Delhi, Ấn Độ.

Một con sâu bướm Megalopyge đậu trên đầu que diêm trong một bức hình được chụp tại Brazil.

Cặp vợ chồng già Nadejda và Petru Cerva đến từ Cộng hòa Moldova cười trước ống kính trong ngày kỷ niệm 50 năm ngày cưới.

Một du khách trẻ ngước nhìn lên trên trần nhà thờ Blue Mosque ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

đỗ quyên

Theo Infonet.vn


Theo www.baomoi.com

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Ngua vung cao

Với người vùng cao, con vật nào cũng đều đáng quý cả. Nhưng có lẽ, cùng với trâu, bò, thì ngựa là con vật gần gũi với họ hơn cả. Ngựa có nhiều loại: ngựa ô, ngựa bạch...

Từ khóa liên quan

Danh từ
  • ngựa
  • vùng cao
  • bà con
  • con vật
  • ngựa bạch
  • món tiền
  • trâu bò
  • cao nguyên
Động từ
  • đỡ đần
  • đua ngựa
Địa danh trong nước
  • Bắc Hà
  • Lào Cai

Tin đọc nhiều

  • Lòng cổ gà - món lạ vùng cao nguyên - aFamily 1343 lượt đọc
  • Vùng quê mọi người chung nhau một chiếc bao quan tài - Báo Giáo dục Việt Nam 719 lượt đọc
  • Hang động chứa nhiều quan tài cổ "treo" trên vách núi - Dân Trí 647 lượt đọc
  • Kỳ cuối: Phố người Việt ở Hoa Kỳ - Nguoiduatin.vn 189 lượt đọc
  • "Tôi tin có một hang động lớn hơn cả Sơn Đoòng" - SGTT 136 lượt đọc
  • Cố đô Huế mờ ảo trong sương - Petrotimes 128 lượt đọc
  • DAFC tôn vinh vẻ đẹp trong ngày 8/3. - 24h.com.vn 121 lượt đọc
  • Ngoạn mục cảnh đường hầm băng đổ sập tại Argentina - Dân Trí 107 lượt đọc

Có thể bạn quan tâm

  • Tên gọi gây cười của quán ăn Việt - Giadinh.net
  • Lạc vào "miền gái đẹp" - Giadinh.net
  • Kỳ bí câu chuyện "dòng suối máu rồng" ở Nghệ An - VTC
  • Rời Bali đừng quay đầu lại! - Báo TTVH
  • 10 loài 'thủy quái' ở Việt Nam - Báo Đất Việt

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Những cây cầu đẹp nhất thế giới - Zing
  • Tổ chức các hoạt động thư viện phục vụ du lịch - Hà Nội Mới
  • 10 thành phố cổ "trong mơ" của du khách - Bee.net.vn
  • "Dị nhân" câm điếc "hiểu" được tiếng chim - Báo TTVH
  • "Tôi tin có một hang động lớn hơn cả Sơn Đoòng" - SGTT

Các bài khác

  • Những con thuyền độc mộc - Báo TTVH
  • Tên gọi gây cười của quán ăn Việt - Giadinh.net
  • Xót xa: Hình ảnh những em nhỏ ăn mày bị "hành xác" tại các lễ hội (P7) - Báo Giáo dục Việt Nam
  • Bí ẩn Tây Thiên - Giadinh.net
  • Lạc vào "miền gái đẹp" - Giadinh.net

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Kim Ngưu (21/04-20/05)

Sự tham gia bất ngờ của một đứa bạn khiến công việc hôm nay tiến triển theo hướng mới đầy thú vị, chí ít Kim Ngưu cũng không phải làm một mình rồi nữa nhé. Hãy vui lên vì dù có chuyện gì không vui xảy ra, sẽ luôn có người ở bên an ủi bạn.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

Con ngựa theo bà con thồ hàng ra chợ; chở phân bón, hạt giống lên nương; đem củi rơm về cho bếp ấm; ngựa vượt những triền dốc cheo leo mà không một loại xe nào đi được... Ngựa ở Bắc Hà (Lào Cai) còn nổi tiếng, và được chăm sóc đặc biệt để tham gia các cuộc đua ngựa nức tiếng xứ Cao nguyên trắng.

Con ngựa nhiều khi cũng trở thành tài sản lớn nhất của nhiều gia đình vùng cao. Nuôi một con ngựa, tới lúc cần tiền, bà con thường mang ra chợ bán. Chợ ngựa vùng cao là nơi bà con giao lưu, người bán cũng vui vì có được món tiền từ 5 đến hơn chục triệu đồng. Người mua cũng hỉ hả, vì mua được con ngựa về làm bạn, đỡ đần sức lực con người.

Phóng sự ảnh của Hoàng Thu Phố

Gửi cho bạn bè

Bản in
Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Bien may dep ngỡ ngang o Y Ty

(du lich) - Ở xã vùng cao của huyện Bát Xát (Lào Cai) nằm ở độ cao trên 2.000m, lưng tựa vào dãy núi Nhù Cù San có đỉnh cao tới 2.660m. Nơi đây, gần như quanh năm mây mù bao phủ, rất hiếm khi thấy được ánh nắng mặt trời soi đủ cả ngày. Bởi thế nhiều người gọi Ý Tý bằng cái tên "vùng đất mù sương".

Nhưng nếu lên Y Tý vào một ngày nắng mùa đông thì bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một biển mây trắng xóa ngập tràn bao quanh những bản làng, tạo nên một vẻ đẹp huyền ảo như ở nơi thiên đường.

Đầu xuân chúng tôi có chuyến hành trình lên vùng đất biên cương này và may mắn có được một ngày nắng ấm để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngỡ ngàng của cả một biển mây trắng xóa. Xin chia sẻ một số hình ảnh đẹp ấy cùng các bạn:

Cả một thung lũng mây trắng tạo thành bức tranh đẹp ngỡ ngàng

Những bản làng lẩn khuất trong mây

Mây bao trùm những thửa ruộng bậc thang

Những chú vịt cũng phải ngỡ ngàng trước biển mây

Đầu năm người dân cùng đi du xuân

Chiều chiều thú vui của nhiều cô gái là ngồi ngắm mây và tâm sự



Những em nhỏ cùng du xuân trong mây



Mây ở khắp nơi



Những ngôi nhà nhỏ trong biển mây



Những chàng trai cũng say sưa ngắm biển mây



Ngắm mây đã trở thành một thú vui của người dân nơi đây


Mây làm cho khung cảnh của vùng đất nơi đây trở nên đẹp lãng mạn làm say đắm bao du khách


Theo www.baomoi.com