Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Chua Viet, bong dung xa la...

Kinh Doanh Be Trao\p | Tải IDM miễn phí | tai phan mem download idm | tai phan mem idm moi nhat | tải phần mềm idm | muaban24.vn |

Vẫn ngôi chùa làng đấy chứ. Nhưng bỗng thấy có gì khang khác. Bỗng đâu có đôi sư tử to tướng ngồi canh hai bên cổng chùa. Lạ quá mà quen quá. Lạ vì chẳng hiểu sao nó nằm đó. Quen, là vì dáng dữ dằn của con sư tử này thường thấy trên phim cổ trang của nước ngoài. Đình chùa ngày nay khang trang hơn. Đó là kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội. Làm ăn phát đạt, người ta công đức vào đền chùa ngày càng nhiều. Công đức nhiều, ắt sinh tu sửa lắm. Mừng, vì không còn cảnh đình chùa dột nát. Trước, từng có những di tích nát đến độ hễ mưa là người ta phải đi lấy nón... đội cho tượng. Nay, trào lưu xã hội hóa. Nhất hô, vạn ủng. Chỉ cần xin được cái dấu đỏ của nhà nước, là có người hưng công tu sửa tức thì.

Chua Viet, bong dung xa la...

Những ngôi chùa cũ được hạ xuống "trùng tu". Hôm dựng lên, thấy nó... là lạ. Hỏi ra thì người ta bảo: Người bỏ tiền công đức muốn thế. Người ta muốn có "dấu ấn". Còn nữa, những người trông nom di tích, cũng muốn có "dấn ấn" riêng cho "giai đoạn của mình. Cái sự rất thường diễn ra, là ít hôm sau, có đoàn kiểm tra ngành văn hóa đến. Trung tu sai nguyên gốc, kết luận được đưa ra thế. Kết luận là một chuyện. Sửa là chuyện khác. Đình chùa thờ Phật, thờ thánh cả đấy. Xây dựng sai ư? Đố anh nào dám vác búa đập để rồi sau đó xây lại? Chốn linh thiêng mà. Cái sai, nghiễm nhiên thành cái đúng.

Ngôi chùa mấy trăm năm, được trùng tu, thành mới đét. Có người bảo, ta quen dùng "hàng nhái" rồi. Nay "hàng nhái" lan sang cả tâm linh.

Người ta bảo nhân lực cho trùng tu di tích thiếu và yếu. Không sai. Nhưng chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nhất trong tu bổ, thì kết quả đã khác. Song, phong trào làm đồ "giả cổ", cứ ngày một nở rộ. Thậm chí giả cổ trơ trẽn. Xi măng, bê tông cốt thép được dùng nhiều hơn. Những xà, những đố, những bức chạm khắc trên nóc đình, nóc chùa là những tuyệt tác nghệ thuật. Chỉ một góc nhỏ mục do nước mưa, người ta thay cả cụm. May ra thì được một cấu kiện mới chạm trổ, thường là thô kệch. Bi đát hơn, là bằng những khúc gỗ bào trơn, đóng bén.

Mỗi khi trùng tu, thấy đình chùa bỗng nhiên... cao to hơn thật. Nguy hơn, nó bắt đầu thành một quan niệm phổ biến. Có nơi, sau khi tu bổ xong, người dân thất vọng ra mặt khi thấy ngôi chùa vẫn... cũ, không to đẹp hơn như họ hy vọng. Giao lưu quốc tế ngày một phát triển. Ngợp khi nhìn thấy một số công trình to lớn của nước ngoài, khiến không ít người tự ti về văn hóa. Thế rồi những hệ giá trị bị thay đổi, người ta đánh giá về văn hóa, qua cái hình thức to cao.

Nhưng văn hóa Việt đâu phải bề nổi? Văn hóa Việt đâu chỉ đẹp trong từng nét chạm khắc, những hình khối tạo tác tinh tế, tài hoa. Nó còn đẹp ở tính triết mỹ tầng tầng lớp lớp ẩn bên trong những đường nét ấy. "Trùng tu" nay được một số người dí dỏm gọi là phong trào "chùa to, tượng lớn, chuông nhiều".

Chùa to tượng lớn để ghi kỷ lục cũng có điều hay. Song nó không phải tư duy của dân tộc. Các công trình xưa dẫu lớn, vẫn ẩn ẩn hiện hiện giữa tùng lâm cổ thụ. Bất cứ công trình nào của người Việt xưa, đều lấy sự hài hòa với thiên nhiên làm đầu. Cái được, e không bù lại được cái mất. Cái mất, không chỉ ở di sản nhìn thấy được. Mà là tâm thức, là quan niệm triết học, mỹ học của cả một dân tộc...


Theo www.baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét